Quả dưa hấu bao nhiêu calo, ăn dưa hấu có béo không? Cách ăn dưa hấu đúng
Tráng miệng bằng dưa hấu hoặc sử dụng loại quả này cho nhiều đồ uống hấp dẫn, có thực sự gây béo hay không? Hãy để Điện máy XANH bật mí ngay cho bạn về quả dưa hấu bao nhiêu calo, ăn dưa hấu có thực sự béo cũng như cách ăn dưa hấu sao cho đúng cách trong chuyên mục Mẹo vào bếp nhé!
1. Quả dưa hấu bao nhiêu calo?
Dưa hấu chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin B6 và nhiều khoáng chất thiết yếu, kể cả các chất chống oxy hóa, cụ thể trong 100gr dưa hấu chứa khoảng 30kcal và 7.55gr carbs. Tùy theo việc sử dụng dưa hấu dưới hình thức nào mà hàm lượng calo hấp thu vào cơ thể khác nhau. Chẳng hạn:
- 1 quả dưa hấu (khoảng 2.5 – 4kg): 76 – 121.6 calo
- 1 miếng dưa hấu (khoảng 150gr): 45.6 calo
- 1 cốc nước ép dưa hấu: 46 calo
- 1 ly sinh tố dưa hấu: khoảng 145 calo tùy theo nguyên liệu khác được kết hợp.
Xem thêm: Tác dụng của dưa hấu
2. Ăn dưa hấu nóng hay mát?
Khá nhiều ý kiến cho rằng: việc ăn dưa hấu có thể làm nóng cho cơ thể thay vì cảm giác mát lạnh và nhiều nước mà dưa hấu mang lại. Dưa hấu thực sự thuộc nhóm trái cây nóng hay mát, bạn hãy dựa vào hai yếu tố sau:
Phân loại các dạng trái cây
Trong Y học cổ truyền, thầy thuốc thường phân loại thực phẩm thành từng nhóm để tiện cho việc sử dụng cũng như chuẩn đoán bệnh khi dùng. Cụ thể, có 3 nhóm thực phẩm như sau:
Nhóm thực phẩm làm mát: gồm các loại trái cây và rau quả đặc trưng như mía, dưa chuột, dưa hấu, bưởi, chuối, cà chua, bắp cải, bạc hà, bông cải xanh, đậu hũ,…
Nhóm thực phẩm trung tính: gồm thực phẩm là khoai tây, bí ngô, hạt hướng dương, khoai lang, cà rốt, táo, cần tây, sữa,…
Nhóm thực phẩm làm nóng: gồm sầu riêng, mít, ổi, đào, quả việt quất, quả mâm xôi, quế, gừng, đinh hương, ớt, hành lá, tỏi,…
Dưa hấu làm nóng hay mát cơ thể?
Như Điện máy XANH đã liệt kê một số loại trái cây và rau quả đặc trưng phía trên, thì dưa hấu thuộc nhóm thực phẩm làm mát theo Đông y. Vì thế, ăn dưa hấu sẽ giúp cơ thể làm mát, hỗ trợ thanh nhiệt và giải độc qua con đường bài tiết.
Chính vì vậy, vào những ngày trời oi bức, bạn có thể bổ sung dưa hấu vào thực đơn mỗi ngày để giải nhiệt và giúp điều hòa tâm trạng tốt hơn.
Ngoài ra, theo thầy thuốc Đông y còn khuyên nhủ rằng: với những người có quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ như đổ mồ hôi nhiều, miệng và lưỡi khô, hoặc mặt dễ bừng đỏ vào những ngày trời oi bức, thì tránh lạm dụng các loại trái cây làm mát cơ thể.
Do thói quen này sẽ làm cho nhu động ruột hoạt động yếu, dẫn đến khó tiêu và đầy bụng.
3. Ăn dưa hấu có béo không?
Với hàm lượng calo mà Điện máy XANH đã bật mí phía trên, chúng ta có thể thấy trong 100gr dưa hấu (không vỏ) chứa lượng calo rất thấp và hầu như không có chất béo, thậm chí trong 1 quả dưa hấu (2.5kg) chỉ chứa khoảng 76 calo, thấp hơn nhiều so với lượng calo được khuyến nghị trong mỗi bữa ăn của người trưởng thành là 667 calo.
Ngoài ra, nếu muốn mang lại hiệu quả giảm cân, thì bạn nên kết hợp dưa hấu với những thực phẩm khác trong chế độ ăn uống, đồng thời kết hợp với việc tập thể dục đều đặn, tất cả những điều này sẽ giúp bạn có được số cân nặng lý tưởng.
4. Cách ăn dưa hấu đúng
Dưới đây là một số cách mà bạn nên tham khảo trước khi ăn dưa hấu để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại cũng như hấp thu các chất dinh dưỡng một cách tối ưu nhất từ loại trái cây này:
Người bị bệnh tiểu đường
Dưa hấu thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao dù chỉ số tải lượng đường huyết (GL) thấp, nên việc bổ sung loại trái cây này trong khẩu phần ăn cần có kế hoạch, đồng thời theo dõi thường xuyên hàm lượng đường trong máu mỗi ngày theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Người bị cảm
Với những người đang bị cảm, nghĩa là cơ thể bị nhiễm lạnh thì không nên ăn dưa hấu. Vì dưa hấu có tính hàn nên sẽ làm các dấu hiệu của bệnh cảm trở nên nặng hơn, như sốt cao, đau họng, khát nước và nước tiểu có màu đậm.
Người bị viêm loét dạ dày
Theo Đông y, viêm loét dạ dày là hiện tượng cơ thể bị nóng, trong khi dưa hấu có tính hàn và có tác dụng lợi tiểu. Nếu người viêm loét dạ dày ăn nhiều dưa hấu thì có thể làm cho phần nước đang làm nhiệm vụ ở chỗ viêm loét dễ bị đào thải ra ngoài, khiến cho bệnh ngày càng kéo dài hơn.
Cẩn thận việc dùng dưa hấu đối với sản phụ
Nhìn chung, dưa hấu là loại trái cây tốt cho sức khỏe của thai phụ, như chất chống oxy hóa lycopene giúp giảm bớt nguy cơ biến chứng của thai kỳ.
Hơn nữa, lượng nước trong dưa hấu giúp bổ sung chất lỏng trong cơ thể của sản phụ, nhờ đó giảm bớt tình trạng bị táo bón, bệnh trĩ hoặc một số biến chứng khác trong thai kỳ.
Tuy nhiên, việc ăn nhiều dưa hấu sẽ khiến cho lượng đường trong máu của thai phụ bị tăng lên đột biến, gây nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi. Thậm chí, nếu ăn dưa hấu để bên ngoài quá lâu (hơn 2 tiếng), thì có thể gây ngộ độc thực phẩm của thai phụ.
Không nên ăn trước và sau bữa ăn
Nhiều người hay có thói quen tráng miếng dưa hấu sau bữa ăn hoặc đôi khi trước bữa ăn, đều ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Cụ thể, lượng nước trong dưa hấu có thể làm loãng dịch tiêu hóa của dạ dày, khiến cho quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn lâu hơn.
Ngoài ra, với lượng nước này cũng chiếm dung tích khá lớn trong dạ dày, làm cho cơ thể có cảm giác no và giảm lượng thức ăn tiêu thụ, ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung.
Không nên ăn dưa hấu quá nhiều
Vốn thuộc loại thực phẩm ăn sống, nếu ăn nhiều dưa hấu có thể làm tổn hại đến tỳ vị và gây ra những vấn đề liên quan đến tiêu hóa như chướng bụng, đi tả hoặc làm loãng dịch dạ dày.
Hạn chế ăn nhiều dưa hấu lạnh
Không ít người có thói quen ăn dưa hấu lạnh để tráng miệng vào những ngày trời nắng nóng. Đây là thói quen cần nên hạn chế, vì dễ làm tổn thương đến tỳ vị và dạ dày, nhất là những ai đang bị đau răng hoặc có chức năng dạ dày, đường ruột kém.
Chỉ nên dùng dưa hấu để ở độ lạnh từ 8 – 10 độ C và dùng khoảng 500gr dưa hấu trong mỗi lần ăn.
Không nên ăn dưa hấu đã được bổ quá lâu
Việc bổ dưa hấu và để bên ngoài (ở nhiệt độ phòng) quá lâu sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Do đó, chúng ta nên tránh thói quen ăn dưa hấu được cắt sẵn và để bên ngoài nhiều giờ liền, vì sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội đi vào cơ thể và gây ra các bệnh tiêu hóa.
Tránh ăn dưa hấu khi cơ thể đang mệt mỏi
Vì lượng nước của dưa hấu sẽ làm tăng khối lượng máu trong cơ thể do chúng chưa kịp được bài tiết ra ngoài, khiến cho tình trạng mệt mỏi trở nên nặng hơn.
Có thể dùng cả phần cùi trắng dưa hấu
Cùi trắng của dưa hấu chứa đáng kể hàm lượng đường, vitamin và khoáng chất, đều có khả năng thanh nhiệt, giảm huyết áp, cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch và hệ tuần hoàn máu. Vì thế, bạn hãy thử ăn luôn cả phần cùi trắng thay vì gọt bỏ chúng đi nhé.
Không nên bỏ hạt dưa hấu khi ăn
Nghe có vẻ lạ nhưng thực tế cho thấy hạt dưa hấu chứa nhiều loại axit amin có lợi cho sức khỏe, như glutamic giúp tăng cường hoạt động trí não, ryptophan mang lại giấc ngủ ngon và lysine hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi cũng như có mặt trong quá trình tạo ra collagen cho xương khớp.
Ngoài ra, hạt dưa hấu còn chứa magie, có khả năng tăng cường quá trình trao đổi chất, duy trì chức năng của hệ thần kinh và cơ cùng với việc tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch.
Thêm nữa, các loại chất béo tốt cũng được tìm thấy trong hạt dưa hấu, giúp ích trong việc ngăn ngừa đau tim và đột quỵ xảy ra.
Vì thế, bạn có thể nhai luôn cả hạt dưa hấu hoặc nướng chúng lên và dùng như các loại hạt thông thường.
Xem thêm:
Như vậy, bạn đã biết rõ về quả dưa hấu có bao nhiêu calo, việc ăn dưa hấu có thực sự gây béo không cũng như cách ăn dưa hấu sao cho đúng để không ảnh hưởng đến sức khỏe rồi nhé!
*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ Wikipedia và Healthline.